Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang
Vốn FDI giải ngân năm 2017 đạt kỷ lục
Ngày cập nhật 26/12/2017
Ảnh minh họa

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa chính thức công bố, tính đến ngày 20/12/2017, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài đã đạt mức kỷ lục. Con số là 17,5 tỷ USD, tăng 10,8% so với năm ngoái.

Những năm trước đây, vốn FDI giải ngân chỉ ở mức 11-12 tỷ USD. Năm ngoái, khi con số 15,8 tỷ USD vốn FDI giải ngân được công bố, đó đã là một kỷ lục. Năm nay, con số đạt cao hơn, cho thấy Việt Nam tiếp tục là một điểm đến đầu tư hấp dẫn.

 
giải ngân FDI
Lần đầu tiên, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đã đạt mức kỷ lục, lên tới 17,5 tỷ USD, tăng 10,8% so với năm 2016

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong khi đó, về vốn đăng ký, số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tính đến ngày 20/12/2017, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 35,88 tỷ USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong đó, có 2.591 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký là 21,27 tỷ USD, tăng 42,3% so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, còn có 1.188 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt xấp xỉ 8,41 tỷ USD, tăng 49,2% so với cùng kỳ năm 2016. Và có 5.002 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 6,19 tỷ USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ 2016.

Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, trong năm 2017 có 115 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư là 9,11 tỷ USD, chiếm 25,4% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 8,49 tỷ USD, chiếm 23,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5,3 tỷ USD, chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư.

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn tiếp tục là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, với tổng số vốn là 15,87 tỷ USD, chiếm 44,2% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 12/2017. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư là 8,37 tỷ USD, chiếm 23,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,05 tỷ USD, chiếm 8,5% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Trong năm 2017, đã ghi nhận nhiều dự án quy mô lớn được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Điều đó lý giải vì sao vốn FDI vào Việt Nam đã tăng nhanh như vậy.

Trong số này, có tới 3 dự án BOT ngành điện. Đó là Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2, tổng vốn đầu tư 2,79 tỷ USD, do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Thanh Hoá, quy mô 1.200 MW; Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1, tổng vốn đầu tư đăng ký 2,58 tỷ USD do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Khánh Hòa, công suất 1.320 MW; và Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Nam Định 1, tổng vốn đầu tư 2,07 tỷ USD do nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Thái Bình, công suất thuần khoảng 1.109,4 MW.

Ngoài ra, còn Dự án Samsung Display Việt Nam điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỷ USD tại Bắc Ninh; Dự án Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, vốn đầu tư 1,27 tỷ USD; và Dự án Khu phức hợp thông minh tại khu chức năng số 2A trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2, tổng vốn đầu tư đăng ký 885,85 triệu USD.

Nguồn: baodautu.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 37.847
Truy cập hiện tại 56