Tìm kiếm tin tức
Đồng hành cùng xã nghèo Đông Sơn, huyện A Lưới
Ngày cập nhật 16/04/2018

Chiến tranh đã đi qua gần 43 năm, nhưng nhiều hộ đồng bào dân tộc sinh sống tại các xã vùng cao huyện A Lưới vẫn nằm trong diện cần giúp đỡ thoát nghèo. Thực hiện Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh về phân công các sở, ban, ngành, đoàn thể, trường học giúp đỡ các xã ở hai huyện Nam Đông và A Lưới giai đoạn 2016-2020, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh và Trường Đại học Kinh tế Huế được giao trợ giúp xã Đông Sơn, huyện A Lưới.

Kết quả, ba đơn vị đã tiến hành điều tra nắm bắt cụ thể nguyên nhân và nhu cầu các hộ dân đăng ký thoát nghèo; khảo sát đánh giá để đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong bố trí đất sản xuất nông lâm nghiệp; khảo sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý cho 20 hộ nghèo khó khăn về nhà ở tại 03 thôn (Thôn Tru – Chaih; Thôn Load – TaVai; Thôn Ka Vá). Phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam triển khai tiến hành xử lý 0,1 ha đất nhiễm dioxin bằng phương pháp vi sinh vật. Đã đầu tư xây dựng 04 nhà vệ sinh đạt chuẩn, tổng trị giá trên 35 triệu đồng. Vận động cán bộ, công chức, viên chức đóng góp một người một ngày lương để hỗ trợ các hộ nghèo với số tiền là 17.768.000 đồng. Nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 đã đến thăm và tặng quà cho các gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng với tổng số tiền 6 triệu đồng. Đoàn Thanh niên ba đơn vị đã tổ chức hoạt động Tình nguyện hè làm sạch môi trường, lấp 01 hố bom, đào 05 hố rác và nạo vét 3 km kênh mương trên địa bàn xã Đông Sơn. Đặc biệt, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh và Đội Công tác Xã hội Trường Đại học Kinh tế đã tổ chức chương trình Áo ấm mùa Đông, tặng 150 suất quà cho hộ gia đình nghèo khó, 15 suất đặc biệt cho 15 hộ gia đình thuộc diện đặc biệt khó khăn và 50 suất cho trẻ em thuộc diện nghèo bao gồm chăn bông, vở, gạo, nhu yếu phẩm và áo quần với tổng trị giá hơn 60 triệu đồng. Ngoài các hoạt động của Nhóm trợ giúp, trên địa bàn xã Đông Sơn còn được Trường Đại học Nông Lâm Huế phối hợp với Chương trình Lục Lạc Vàng của Đài truyền hình Việt Nam và chính quyền địa phương xã Đông Sơn đã trao tặng 24 con Bò cái sinh sản cho những hộ nghèo bị nhiễm chất độc da cam với tổng nguồn kinh phí 500 triệu đồng. 

Để kế hoạch triển khai có hiệu quả, năm 2018 ba đơn vị đã xác định một số nhiệm vụ chung và của từng đơn vị, trong đó đối với Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của các hộ nghèo địa phương trong việc  tư vấn, hỗ trợ thanh niên, bà con nhân dân về nghề nghiệp, việc làm và các thức thoát nghèo bền vững. Huy động mọi nguồn lực và kết nối với các chính sách hiện hành để làm nền tảng triển khai thực hiện những giải pháp có hiệu quả như giúp bà con phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; ổn định đời sống về môi trường, văn hóa...và giải quyết phần nào về nhu cầu cấp thiết nhà cửa của một số hộ. Nguồn kinh phí thực hiện là huy động các nhà đầu tư, doanh nghiệp tại Khu kinh tế, khu công nghiệp và từ nguồn đóng góp hỗ trợ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan.

Kết quả thực hiện thời gian qua tuy chưa lớn, nhưng thông qua các hoạt động làm đã giúp được một số hộ dân của xã Đông Sơn tạo thêm nguồn thu nhập, giảm nghèo và nhiều trẻ em có cơ hội đến trường. Trong thời gian tiếp theo với sự quyết tâm cao và bằng các nhiệm vụ, biện pháp cụ thể của nhóm hỗ trợ sẽ đạt kết quả tốt hơn./.

 

Minh Tuấn - Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 37.847
Truy cập hiện tại 295