Tìm kiếm tin tức
Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Champasak nước CHDCND Lào thăm và làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày cập nhật 22/05/2024
Sáng 21/5, lãnh đạo HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng Đoàn Đại biểu HĐND tỉnh Champasak (Lào) có buổi hội đàm, trao đổi kinh nghiệm hoạt động HĐND. Tham dự buổi hội đàm có UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân và lãnh đạo Sở Ngoại vụ,Phó Trưởng Ban Ban Quản lý khu kinh tế và công nghiệp tỉnh Nguyễn Công Bình, Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh, đại diện Lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh, đại diện Thường trực HĐND thành phố Huế. Về phía tỉnh Champasak có đồng chí Saithong XAYAVONG - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khu vực bầu cử số 15, Chủ tịch HĐND và các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh Champasak.
Quang cảnh buổi hội đàm
 

 

Thay mặt Thường trực HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn thông tin khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã năm 2023 và nhiệm vụ những tháng đầu năm 2024; trong đó đã khẳng địnhhệ thống chính trị đang tập trung toàn lực để thực hiện nhiệm vụ xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Liên quan đến hoạt động của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn thông tin về cơ cấu tổ chức của HĐND; nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND tỉnh. Theo đó, thời gian qua HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện tốt vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương theo quy định của pháp luật; đã phát huy được trí tuệ tập thể trong quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, qua đó nâng cao vai trò, trách nhiệm của Thường trực, các Ban HĐND, các tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Về quan hệ hợp tác giữa Thừa Thiên Huế - Champasak, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn cho rằng, mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa hai tỉnh tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, ngoại giao, an ninh quốc phòng, văn hóa, giáo dục, y tế...Theo đó, hai bên tiếp tục duy trì các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai tỉnh cũng như các ngành liên quan; tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp chặt chẽ nhằm đảm bảo an ninh trật tự tuyến biên giới Việt Nam - Lào, góp phần quan trọng trong việc xây dựng tuyến biên giới Việt Nam - Lào hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển toàn diện. Thừa Thiên Huế tiếp tục có chính sách quan tâm, tạo điều kiện cho các cán bộ lãnh đạo của các tỉnh Nam Trung Lào sang thăm khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế… Mặc dù vậy, việc hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại, du lịch vẫn chưa tương xứng tiềm năng của 2 tỉnh; hợp tác về giáo dục và đào tạo là thế mạnh nhưng chưa được phát huy. Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực nhấn mạnh: “Thừa Thiên Huế có cảng biển nước sâu Chân Mây, tôi kiến nghị đẩy mạnh, mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại, logistic trên tuyến hành lang kinh tế qua cảng Chân Mây - Lăng Cô; nghiên cứu đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng xuất khẩu để tăng thêm cơ hội xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế sang Champasak và ngược lại. Tôi cũng mong muốn tỉnh Champasak tạo điều kiện thuận lợi cho lao động Thừa Thiên Huế đang làm ăn, sinh sống trên địa bàn tỉnh Champasak trên cơ sở tuân thủ luật pháp, quy định của địa phương sở tại”.

Phát biểu tại buổi hội đàm, đồng chí Saithong XAYAVONG - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khu vực bầu cử số 15, Chủ tịch HĐND tỉnh Champasak gửi lời cảm ơn chân thành đến sự đón tiếp trọng thị của Thường trực HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế. Đối với các hoạt động của HĐND tỉnh Champasak, ông Saithong XAYAVONG khái quát tình hình cơ cấu tổ chức; tình hình thẩm tra, giám sát của HĐND tỉnh trong thời gian gần đây; đồng thời  mong muốn HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về những vấn đề liên quan đến tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND, công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện nghị quyết các kỳ họp của HĐND, quyết định và giám sát việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; công tác tham mưu, phục vụ hoạt động của HĐND tỉnh…

Sáng cùng ngày, Đoàn Công tác của tỉnh Champasak tiếp tục thăm và làm việc tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Phó Trưởng Ban Ban Quản lý khu kinh tế và công nghiệp tỉnh Nguyễn Công Bình giới thiệu quy hoạch tổng thể  

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Thừa Thiên Huế điều chỉnh chức năng Khu bến cảng Chân Mây từ “phục vụ trực tiếp Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và khu vực lân cận, kết hợp tiếp chuyển hàng cho Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Đông Bắc Vương quốc Thái Lan; có các bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí, kết hợp tiếp nhận tàu khách quốc tế” sang “phục vụ liên vùng, kết hợp tiếp chuyển hàng cho Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Đông Bắc Vương quốc Thái Lan; có các bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí, kết hợp tiếp nhận tàu khách quốc tế”. Cùng với đó, địa phương này kiến nghị điều chỉnh cỡ tàu tiếp nhận từ “tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 70.000 tấn” thành “tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải từ 150.000 tấn”. Ngoài ra, liên quan đến mục phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng, Thừa Thiên Huế đề nghị bổ sung nội dung “thiết lập, cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải luồng Chân Mây cho tàu trọng tải đến 150.000 tấn; đầu tư xây dựng đê chắn cát khu bến cảng Chân Mây”.

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 37.847
Truy cập hiện tại 218