Theo báo cáo của UBND tỉnh, thực hiện Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020 và Quyết định 225/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. Thời gian qua, hệ thống chính sách, pháp luật của tỉnh tiếp tục được hoàn thiện, tổ chức bộ máy của các cấp, các ngành được củng cố, kiện toàn đáp ứng ngày một tốt hơn các nhiệm vụ tại địa phương. Đến nay, tất cả các huyện, thị xã và thành phố Huế đã thành lập Trung tâm hành chính công và đi vào hoạt động nề nếp, hiệu quả; bộ phận một cửa ở 152 xã, phường, thị trấn tiếp tục được củng cố, kiện toàn; thành lập Trung tâm hành chính công cấp tỉnh và bắt đầu từ vào hoạt động từ đầu quí 4/2017.
Công tác CCHC đã đạt được hiệu quả trên các lĩnh vực như: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính và cơ chế một cửa, một cửa liên thông; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Cải cách tài chính công; Hiện đại hóa hành chính.
Về cải cách thể chế, Tỉnh đã ban hành 60 VBQPPL; trong đó, 44 Quyết định của UBND tỉnh, 16 Nghị quyết của HĐND tỉnh, 12 chỉ thị. Công bố bãi bỏ 118 văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực và 20 văn bản QPPL ngưng hiệu lực một phần. UBND tỉnh đã ban hành quy định bộ biểu mẫu văn bản chính được chuẩn hóa thuộc thẩm quyền của 21/21 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
Cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và cơ chế một cửa, một cửa liên thông được rà soát, kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất lượng TTHC trong tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý. Việc công khai TTHC trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và các phương tiện thông tin đại chúng được chú trọng. Đến nay, toàn tỉnh có 1679/1679 TTHC được đưa vào thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. Trong đó, cấp Sở có 907 TTHC một cửa và 274 TTHC liên thông; UBND cấp huyện có 350 TTHC một cửa và 34 TTHC liên thông; UBND cấp xã có 134 TTHC một của và 19 TTHC liên thông.
Về cải cách tài chính công, UBND tỉnh cũng đã ban hành Quyết định 499/QĐ-UBND về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập. Hiện toàn tỉnh đã thực hiện khoản biên chế hành chính, sự nghiệp cho 1090 cơ quan, đơn vị, trong đó có 328 đơn vị hành chính và 762 đơn vị sự nghiệp. Trên cơ sở đó, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ.
Tại buổi làm việc
nhiên, trong quá trình thực hiện một số nội dung, nhiệm vụ CCHC của tỉnh chưa mang tính đột phá, việc triển khai ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước chưa đồng bộ, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO còn gặp khó khăn ở vùng sâu, vùng xa. Một số đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về cơ chế tự chủ nên việc triển khai thực hiện còn mang tính hình thức, chưa khai thác hết tiềm năng và thế mạnh của từng đơn vị...
Để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 225/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Thừa Thiên Huế để nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ cho hoạt động của trung tâm hành chính công các cấp; bổ sung quy định tất cả các cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại địa phương tham gia vào Trung tâm hành chính công cấp tỉnh và huyện; hệ thống dịch vụ hành chính công của các bộ, ngành phải được liên thông dữ liệu với địa phương...
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Mạnh Hùng đánh giá cao kết quả thực hiện công tác CCHC của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua, nhất là chỉ số CCHC và chỉ số ICT luôn nằm trong top đầu của các tỉnh/thành. Chủ trương của Chính phủ là tinh giản biên chế, tổ chức sắp xếp lại các đơn vị công lập và đẩy mạnh hơn nữa CCHC, vì vậy, thời gian tới Thừa Thiên Huế cần quan tâm hơn nữa đến các công tác này, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao được chất lượng phục vụ nhân dân. Đối với các nghị nghị, đề xuất của tỉnh trong công tác CCHC và một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, Đoàn sẽ tiếp thu, tổng hợp trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xem xét.